Nguyên nhân và cách điều trị đau cơ cổ vai?

Các bác sĩ tại phòng khám bệnh xương khớp cho biết đau cơ cổ vai thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy ở người bệnh. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin về nguyên nhân đau cơ cổ vai.

Nguyên nhân đau cơ cổ vai


- Vận động quá sức chịu đựng của cơ thể, làm việc quá tải gây cảm giác nặng nề, khó vận động tay. Đây là dấu hiệu ứ đọng của acid lactic (“thủ phạm” gây đau mỏi cơ) do lượng máu lưu thông giảm làm co cứng cơ, giảm khả năng vận động.

- Nằm ngủ sai tư thế, kê đầu cao quá hoặc kê trên vật cứng trong thời gian dài.

- Người có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi lâu, đứng lâu như dân văn phòng, phi công, giáo viên, thợ may… ít vận động gây đau nhức cổ vai ở người bệnh.

- Cơ bắp hoạt động quá nhiều hoặc chèn ép hệ mạch khiến thiếu tổng hợp men ATP (Adenosin Tri Phosphat) là nguồn năng lượng của cơ thể. Trong các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali... mà gây đau.

- Ngoài ra, đau cơ cổ gáy còn liên quan đến một số bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai, rách chóp xoay,…

Đau cơ cổ vai thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy ở người bệnh.

- Khi cơ thể mệt mỏi, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể, từ đó khiến người bệnh đau nhức cổ vai.

- Loãng xương do thiếu canxi, vitamin D cũng gây đau cổ, vai.

>> Đau mỏi xương khớp có nguy hiểm không?

>> Chữa liệt dây thần kinh số 7 như thế nào?

Phát hiện bệnh như thế nào?

- Dấu hiện đầu tiên là người bệnh cảm thấy đau cơ cổ, vai. Triệu chứng đau khác nhau tùy vào chứng bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người.

- Người bệnh thấy đau nhẹ, khó xoay đầu, hạn chế vận động.

- Làm việc, luyện tập vẫn bình thường, tuy nhiên người bệnh quay đầu không thoải mái.

- Đau tăng nặng khi bẻ, gập cổ, xoay cổ về phía sau.

Đau tăng nặng khi bẻ, gập cổ, xoay cổ về phía sau.

- Đi kèm với triệu chứng đau là triệu chứng tăng cảm giác (chỉ ấn lướt nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau rõ ràng).

- Ở giai đoạn nặng, cơn đau thường kéo dài, người bệnh thường khó  khăn trong giấc ngủ vì khi nằm trọng lượng cơ thể dồn lực tác động vào một bên.

- Khi đau tăng, người bệnh vẫn có cảm giác đau khi nghỉ ngơi.

Điều trị đau cơ cổ vai


- Khi bị đau cơ cổ vai, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng người để cơ thể được thư giãn.

- Để giảm đau mỏi cơ cổ vai, người bệnh không nên nằm kê đầu bằng gối cao hoặc kê đầu lên vật cứng trong thời gian dài.

- Người có nghề nghiệp phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may…. thì sau khi ngồi tầm 1 giờ nên nghỉ giải lao, đứng lên hoặc xoay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng để cơ bắp được thư giãn.

- Người bệnh không nên xoay cổ, vặn cổ, xoay lưng mạnh vì sẽ làm tổn thương cơ bắp ở vùng vai gáy.

- Để tránh tổn thương cơ vai, cổ, người bệnh nên ngồi, nằm đúng tư thế.

- Nên có những bài tập hàng ngày để khôi phục chức năng của dây thần kinh vai, gáy, từ đó giảm triệu chứng đau.

- Tập luyện thể dục thường xuyên, tập luyện vừa sức, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali, magie… cho cơ thể. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa…

- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, nằm ngủ, tránh gây tổn thương đến các cơ bắp.

- Khi cơn đau tăng nặng và kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân và cách điều trị đau cơ cổ vai? Nguyên nhân và cách điều trị đau cơ cổ vai? Reviewed by Unknown on 19:34 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.