Đau cơ cổ tay có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau cơ ở cổ tay

– Đau do chấn thương, va đập khiến các dây chằng, gân ở cổ tay bị giãn đột ngột hoặc rách. Các tổn thương thường gặp là viêm gân, bong gân hay rách dây chằng.

– Người bệnh thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng có thể gây đau cổ tay.

– Nguyên nhân đau cơ ở cổ tay còn do tập luyện quá sức hoặc người mới chơi thể thao (cầu lông, tennis,…) cũng có thể gặp phải.

– Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải sử dụng bàn tay, cổ tay, ngón tay nhiều như đánh máy, nhân viên văn phòng,… dễ bị đau cổ tay, đây còn được gọi là hội chứng ống cổ tay.

– Đau cơ ở cổ tay còn liên quan đến các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp…

>> Đau xương cụt có nguy hiểm không?

>> Đau cơ thắt lưng là bệnh gì?

Khắc phục đau cơ ở cổ tay


– Khi bị đau cổ tay, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, để cổ tay ở tư thế thả lỏng. Người bệnh có thể mang nẹp để bất động cổ tay và bàn tay. Nẹp giúp bàn tay được nghỉ ngơi, giúp giảm các triệu chứng viêm.

– Người bệnh không nên vận động mạnh, không thực hiện các động tác lắp đi lặp lại như nắm, duỗi, xoay cổ tay… khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

– Nếu đau cổ tay kéo dài, người bệnh nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, ngừng tất cả các động tác có thể gây đau cho cổ tay.
Tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Các thuốc điều trị đau cơ ở cổ tay là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…

– Bên cạnh đó, người bệnh nên tập luyện phục hồi chức năng với mục đích giảm hoặc loại trừ nguyên nhân viêm gân. Cần tập luyện nhẹ nhàng để các cơn đau không tái phát.

Bài tập giảm đau khớp cổ tay tại nhà


Để ngăn ngừa và giảm viêm đau khớp, thoái hóa khớp bàn tay bạn có thể thực hiện các bài tập tay dưới đây hàng ngày. Đây là một phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay, cổ tay tại nhà dễ dàng và hiệu quả.

Bài 1: Nắm bàn tay

Bạn có thể làm bài tập này dễ dàng bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy cứng. bắt đầu bằng cách giữ tay trái của bạn lên thẳng. Sau đó, từ từ uốn cong tay của bạn thành nắm tay, đặt ngón tay cái bên ngoài bàn tay của bạn. Nhẹ nhàng, đừng siết chặt bàn tay. Mở tay của bạn đến khi các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện 10 lần với bàn tay trái, sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.

Bài 2: Uốn ngón tay

Bắt đầu ở vị trí tương tự bài tập trước. Bàn tay trái, bàn tay trái đưa lên thẳng. Uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ nó một vài giây. Duỗi ngón tay cái trở lại. Sau đó uốn cong ngón tay trỏ xuống lòng bàn tay. Giữ vài giây. Duỗi trở lại. Lặp lại với mỗi ngón tay trên bàn tay. Sau đó lặp lại tương tự với bàn tay phải.

Bài 3: Uốn cong ngón tay cái

Đầu tiên, nắm tay trái của bạn lên thẳng. Sau đó uốn cong ngón tay cái vào phía trong lòng bàn tay, giữ cho nó chạm vào gốc ngón út. Nếu bạn không uốn được như thế, đừng lo lắng. Cứ uốn hết mức bạn có thể. Giữ như thế trong một vài giây, đưa ngón cái trở về, lặp lại 10 lần rồi thực hiện với bàn tay phải.

Bài 4: Làm tay chữ “O”

Bắt đầu với bàn tay trái chỉ thẳng lên, sau đó nắm tay vào, các ngón tay hình thành dạng chữ “O”. Giữ trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay. Lặp lại bài tập này vài lần trong ngày. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.

Bài 5: Uốn cong ngón tay với bàn

Đặt cạnh bàn tay trái của bạn trên bàn, ngón cái chỉ lên. Giữ ngón tay cái của bạn trong cùng vị trí, uốn cong bốn ngón tay vào trong cho đến khi bàn tay bạn hình thành một chữ “L”. Giữ vài giây, sau đó duỗi thẳng ngón tay cái của bạn để di chuyển chúng về vị trí ban đầu. lặp lại 10 lần, sau đó làm cùng một trình tự với bàn tay phải.

Bài 6: Kéo ngón tay

Đặt bàn tay trái của bạn bằng phẳng trên bàn, lòng bàn tay úp xuống. Bắt đầu với ngón tay cái, kéo nó ra khỏi bảng từ từ. Giữ vài giây, thả ra. Lặp lại với các ngón khác. Lặp lại toàn bộ quá trình với bàn tay phải.

Bài 7: Căng cổ tay

Đừng quên cổ tay, nó rất dễ bị đau và viêm, giữ cánh tay phải với lòng bàn tay úp xuống. Bàn tay trái nhẹ nhàng nhấn xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay. Giữ một vài giây. Lặp lại 10 lần. Lặp lại toàn bộ trình tự với bàn tay trái.

Với 7 bài tập trên đây sẽ giúp các bạn đang bị hành hạ bởi chứng đau cổ tay giảm bớt các triệu chứng đau. Nếu tập thường xuyên các bạn sẽ thấy thoải mái nơi cổ tay, bàn tay và các cơn đau giảm hẳn. Với chứng bệnh cơ xương khớp không gì bằng tập vật lý trị liệu, các bạn hãy ghi nhớ nhé. Truy cập vào website xuongkhophcm.vn để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh xương khớp bạn nhé!
Đau cơ cổ tay có nguy hiểm không? Đau cơ cổ tay có nguy hiểm không? Reviewed by Unknown on 20:44 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.